Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Nội dung fanpage tuyệt đỉnh dẫn lối thành công

Hằng ngày, người dùng Facebook tiếp xúc hằng trăm thông tin. Lượng thông tin Facebook ngày càng lớn và dường như người đọc bị “ngộ độc” thông tin. Họ trở nên hờ hững, vội vã lướt nhanh và khắt khe, chọn lọc thông tin hơn. Nội dung fanpage ngày nay không chỉ đúng mà còn phải chất lượng và thu hút. Đó trở thành mớ tơ vương vấn trong lòng người làm nội dung fanpage. Thế thì phải xây dựng nội dung fanpage như thế nào là thu hút và khác biệt. Tôi xin được chia sẻ cho bạn một số công thức viết bài có thể giúp bạn gỡ mớ tơ trong lòng.

Nội dung fanpage tuyệt hảo
Nội dung fanpage tuyệt hảo


I. Nội dung bài fanpage

Khác với văn phong chỉnh chu và cứng nhắc của các bài viết trên website và chạy SEO, văn phong của các bài post trên Facebook thoải mái, gần gũi hơn. Có một người anh cấp trên của tôi có ví rằng “ Các bài viết trên website giống như siêu thị vậy. Chúng được sắp xếp gọn gàng, theo sản phẩm, theo màu sắc, có trật tự. Còn các bài viết trên Facebook thì giống như chợ. Tuy có lộn xộn nhưng gần gũi, thu hút người mua bởi những tiếng rao”. Nếu bạn chú ý các bài viết của fanpage, ngôn ngữ sử dụng gần gũi, hài hước và có nét cuốn hút mãnh liệt. Chúng được xây dựng ngắn gọn và tập trung vào “ làm sao có thể thu hút người đọc ở những giây đầu tiên ?”

Những nội dung fanpage nhìn chung đều có ba kiểu bài chính: bài viết bán hàng, bài viết chia sẻ và bài viết tạo hoạt động fanpage. Nắm rõ ba kiểu viết này sẽ giúp bạn sử dụng chúng thuần thục và làm cho nội dung fanpage của bạn đa dạng, linh hoạt, thu hút người đọc. Bố cục nội dung chuẩn cho fanpage là: 40% bài viết bán hàng, dịch vụ và thương hiệu, 40% bài viết chia sẻ kiến thức, thông tin cho khách hàng, 20% bài viết tạo hoạt động trên fanpage.

II. Bài viết bán hàng

Như cái tên của nó, đây là dạng bài viết để bán hàng. Những bài viết có chứa nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chất lượng của bài viết này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của bạn.
Có nhiều cách viết bài bán hàng. Bạn có thể tìm thấy hàng trăm cách viết trên mạng. Ở bài viết này, tôi xin giới thiệu cho bạn 2 cách viết thông dụng mà bạn có thể dễ dàng áp dụng được

       1. Công thức viết PAS

PAS là từ viết tắt của Problem – Aggravate – Solve. Cách viết này khá phổ biến ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam bây giờ cách viết PAS cũng dần trở nên quen thuộc và được yêu thích sử dụng.
Bài viết được thiết kế theo công thức PAS, sẽ bắt đầu bằng cách nêu vấn đề. Vấn đề được nhắc đến là những khó khăn mà người đọc mắc phải. Phần tiếp theo sẽ xoáy sâu vào hậu quả của vấn đề cho khách hàng thấy sự bất tiện và tạo ra cho họ khao khát giải quyết vấn đề ngay lập tức. Cuối cùng, trình bày sản phẩm của bạn chính là giải pháp có thể giải quyết những vấn đề mà khách hàng mắc phải.

Ví dụ, sản phẩm của bạn là tuýt kem trị mụn gia truyền.  Ban đầu bạn nên nhắc tới những vấn nạn về mụn. Hãy nhớ in đậm làm nổi bật chữ “ MỤN”, thu hút người đọc ngay những dòng đầu tiên. Sau đó, bạn khoét sâu vào việc mắc phải mụn. Mụn đem đến sự tự ti, thiếu thẩm mỹ, đem lại những hệ quả khác. Làm người mắc phải kém thành công trong giao tiếp, kém may mắn trong tình yêu. Bạn phải khiến họ thật đau và buồn khi mắc phải mụn. Cuối cùng, bạn giới thiệu sản phẩm của bạn chính là giải pháp của khách hàng. Cho họ thấy sản phẩm của bạn có những công dụng tuyệt vời, nổi bật và khác những sản phẩm khác như thế nào.
Nếu bạn để ý thì các bài viết bán các sản phẩm như trà giảm cân, trị mụn, trị tóc rụng, trà thuyên giảm mất ngủ,…thường áp dụng công thức PAS.

       2. Công thức viết AIDA

Công thức AIDA viết tắt của Attention – Interest – Desert – Action. Công thức này có những phần giống như công thức viết PAS nhưng nó ở một bậc cao hơn, đầy đủ hơn.

         a. Attention – Gây sự chú ý

Bạn cần phải thật sự hiểu sản phẩm và đối tượng khách hàng mà mình muốn đánh vào thuộc nhóm nào. Như vậy, bạn mới có thể gây sự chú ý với nhóm khách hàng đó. Cũng giống như công thức PAS bạn cần chú trọng với tiêu đề bài viết, làm nổi bật vấn đề bằng cách in đậm hoặc viết bằng màu khác.

Có ba cách gây sự chú ý
  • Đánh vào sự mất mát. Ví dụ: Đừng để MỤN biến bạn thành một con cóc xấu xí
  • Đánh vào lợi ích của khách hàng. Ví dụ: Khóa học Tiếng Anh giao tiếp tại X đưa chiếc ghế sếp tổng đến với bạn gần hơn.
  • Đánh vào sự tò mò. Ví dụ: Làm cách nào mà ba tháng  sau khi sinh, Lan đã lấy lại vòng eo 56cm thời con gái. 
         b. Interest – tạo hứng thú 

Tạo hứng thú là một cách nói khác của tạo ra lợi ích cho khách hàng. Khi khách hàng nhận thấy họ có lợi từ sản phẩm, dịch vụ này họ mới có hứng thú với sản phẩm.  Ở phần này, bạn nêu những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng càng rõ càng tốt. Để tạo sự hứng thú cho khách hàng từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi hứng thú sang mua hàng, phần này bạn đảm bảo có các yếu tố sau
  • Miêu tả rõ hơn lợi ích lớn nhất của sản phẩm có thể đem đến cho khách hàng. Khiến họ tin rằng sản phẩm, dịch vụ có thể đem đến cho họ giải pháp tốt nhất bây giờ.
  • Nói thêm các giá trị khác. Ngoài giải quyết một vấn đề, sản phẩm cũng có thể giải quyết thêm một vấn đề khác nữa mà khách hàng không ngờ tới.
  • Nếu được có thể giới thiệu thêm một số đặc điểm của sản phẩm như: thành phần thiên nhiên của sản phẩm, cách lắp ráp sản phẩm,… Nhằm phục vụ cho những khách hàng khó tính muốn tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi ra quyết định mua
         c. Desire – Khơi gợi mong muốn sở hữu sản phẩm

Để gợi được sự thèm muốn sở hữu sản phẩm, bạn phải tạo lòng tin cho khách hàng, cho họ những bằng chứng có thật, cho họ lý do để tin tưởng sản phẩm của bạn. Bạn có thể đưa những trường hợp cụ thể, thực tế đã sử dụng sản phẩm của bạn tốt như thế nào. Ngoài ra, có thể nâng tầm tin tưởng nếu bạn có bằng chứng người nổi tiếng ( KOL) sử dụng sản phẩm. Cho họ thấy quy mô doanh nghiệp, giấy chứng nhận sản phẩm chính hang, bằng khen, cúp cờ,…

         d. Action – Lời kêu gọi hành động 

Cuối cùng là lời kêu gọi khách hàng mua sản phẩm của mình. Nhấn mạnh lại lợi ích mà khách hàng có thể có khi sử dụng sản phẩm và đưa cho họ phương thức để mua được sản phẩm. Tạo điều kiện sản phẩm có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Phần lời kêu gọi thường có những câu chứa động từ mạnh như: hãy, nhanh tay, mau lên, chộp lấy,….

III. Bài viết chia sẻ

Bài viết chia sẻ kiến thức chiếm 40% nội dung bài viết, bằng phần trăm số bài viết bán hàng. Những bài viết chia sẻ này giúp nội dung fanpage đỡ nhàn chám. Chia sẻ kiến thức chân thành, tạo cầu nối với khách hàng. Việc xây dựng bài viết này là không thể thiếu đối với fanpage. Chúng tạo cho người dùng có thói quen đọc bài trên fanpage của mình giúp tăng lượng tương tác cho fanpage.

Bài viết chia sẻ chia làm hai loại. Một là những bài chia sẻ bên lề không liên quan đến lĩnh vực của bạn đang kinh doanh. Hai là chia sẻ những kiến thức, câu chuyện xung quanh lĩnh vực của bạn.
Có rất nhiều những câu chuyện, những kiến thức bên lề mà bạn có thể đăng.  Bạn có thể post bài chia sẻ về cuốn sách mà bạn mới đọc tháng này, những sự kiện cộng đồng quan tâm gần đây, công thức nấu ăn mới, đăng một thứ gì đó theo mùa, điều gì đó tạo cho bạn cảm hứng, chia sẻ kỷ niệm với gia đình,… Những lĩnh vực bên ngoài rất rộng, bạn có thể tự do lựa chọn. Tuy nhiên, tránh chia sẻ những bài viết, kiến thức khiêu khích, phản động, khiêu dâm không phù hợp, câu like rẻ tiền.

 Đối với bài viết chia sẻ kiến thức liên quan đến sản phẩm, bạn viết những bài xoay quanh lĩnh vực bạn kinh doanh. Ví dụ: Lĩnh vực kinh doanh của bạn là mỹ phẩm. Bạn có thể chia sẻ kiến thức làm đẹp từ Châu Âu, cách làm mặt nạ từ những thành phần thiên nhiên rẻ tiền, cách ăn uống đẹp da,.... Bạn cũng có thể làm bài so sánh mỹ phẩm và nhắc nhẹ sản phẩm của mình đang có. Hãy nhớ là tạo cho khách hàng không gian chia sẻ kiến thức lành mạnh, đừng quá chen quảng cáo sản phẩm quá nhiều. Như vậy sẽ làm cho người đọc cảm thấy ác cảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng những bài post chia sẻ cách  sử dụng sản phẩm cùa mình, những câu chuyện về quá trình trải nghiệm sản phẩm của khách hàng và sản phẩm của bạn đã thay đổi cuộc sống của họ ra sao?

Đối với dạng bài viết chia sẻ này, tôi thấy có một cấu trúc rất hay. Cấu trúc viết SSS rất phù hợp cho bài viết chia sẻ câu chuyện. Những bài viết chia sẻ câu chuyện lúc nào cũng thu hút người đọc một cách kỳ lạ. Đó là lý do tại sao những fanpage như Blog tâm sư lại có lượng tương tác kinh khủng như vậy.

S – Star ( Ngôi sao). Ngôi sao ở đây chính là nhân vật chính là trọng tâm câu chuyện của bạn. Nhân vật chính có thể là bất cứ ai, là bạn, là khách hàng, là sản phẩm, là một người nào đó. Ngay những dòng đầu tiên bạn phải giới thiệu ngay nhân vật chính và những thành tựu họ đạt được

S – Story ( Câu chuyện). Trong câu chuyện bạn đi diễn giải những điều mà Ngôi sao đối mặt: những thăng trầm, niềm vui, nỗi buồn. Từ đó, Ngôi sao ngộ ra điều gì mà Ngôi sao cần làm để thay đổi cuộc sống hiện tại

S – Solution ( Giải pháp). Tiết lộ hành động, giải pháp mà Ngôi sao đã làm để thoát được hoàn cảnh khó khăn và có được thành tựu to lớn như bây giờ.

IV. Bài viết tạo hoạt động

Chiếm 20% nội dung bài viết fanpage là những bài viết tạo hoạt động cho fanpage. Những bài viết này giúp khuấy động fanpage, tăng tương tác. Những dạng bài viết tạo hoạt động thường thấy: tổ chức minigame, giveaway, hỏi câu đố, chơi đoán chữ, kêu gọi khách hàng,…

Đối với các thể loại game, giveaway nên nêu rõ thể lệ tham gia và quà tặng rõ ràng. Bạn nên nhớ khi làm minigame hay giveaway nên trao quà cho người tham gia, chứ không nên đăng bài lợi dụng khách hàng tăng độ tương tác rồi hứa lèo không tặng quà cho khách. Như vậy sẽ làm khách mất lòng tin và giảm uy tín của page.

Một mẫu giveaway bạn có thể tham khảo

Bài viết giveaway
Bài viết giveaway


V. Một số lưu ý khi viết bài

1. Mang tính thương hiệu doanh nghiệp

Các bài viết thường xuyên nhắc đến tên thương hiệu doanh nghiệp cũng là một cách tốt để người dùng nhớ đến sản phẩm của bạn. Tránh copy nguyên bài viết từ fanpage khác, làm bài viết nhàm chán, không mang đậm dấu ấn cá nhân. Những bài viết copy khiến fanpage của bạn nhạt nhòa trong tâm trí người đọc giống hàng triệu cái page ngoài kia.

Bài viết mang đậm tính cách người viết khó mà lẫn lộn. Bạn có biết là dù cùng cấu tạo từ nguyên tố Cacbon nhưng mà kim cương thì khác với than. Hãy dùng chính giọng văn của bạn, xây dựng thương hiệu của bạn tạo thành kim cương chứ đừng nên giống những cục than ngoài kia.

2. Thời gian đăng bài

Các bạn có nghe về Schedule Post chưa? Đó là một tính năng của Facebook hỗ trợ cho fanpage. Chúng giúp bạn đăng bài theo lịch bạn đã lên sẵn. Tính năng này đảm bảo tần suất đăng bài và bạn sẽ không tốn nhiều công sức để chờ và canh giờ đăng bài. Bạn chỉ cần tính toán thời gian nào đăng bài nào và set up cho fanpage thì mọi việc đã có Facebook lo.

3. Yếu tố hài hước

Với một người thường xuyên đi cập nhật cấu trúc viết bài và phân tích bài viết như tôi, tôi thật sự bị cuốn hút với những giọng văn hóm hỉnh, hài hước. Dù là bạn viết cấu trúc bài nào PAS, AIDA, SSS,… thì yếu tố hài hước khiến bài viết của bạn trở nên quyến rũ lạ kì.

Tôi biết yếu tố hài hước không phải ai cũng có thể làm được vì nó thuộc về phần tính cách và tư duy của người viết bài. Nhưng bạn đừng lo, bạn có thể học điều đó từ xung quanh. Chăm chỉ đọc những mẫu quảng cáo hay nội dung có khắp Facebook mà bạn cho là hấp dẫn. Ghi chép chúng. Thường xuyên đọc chuyện hài, kể chuyện hài cho những người xung quanh. Nhớ là đừng quên luyện tập viết. Bạn sẽ bất ngờ khi cảm thấy tay nghề của mình ngày càng nâng cao.

KẾT LUẬN: Bài viết fanpage chia ra làm ba loại: bài viết bán hàng, bài viết chia sẻ kiến thức, bài viết tạo hoạt động. Mỗi bài viết đều có những công thức viết khác nhau. Các công thức viết được tôi trình bày rõ ràng trong bài chia sẻ này. Văn chương là dùng để truyển đạt và hãy để nó bay. Dù các công thức có nhiều đi chăng nữa, bạn không thể nào áp dụng chúng theo cách cứng nhắc được mà hãy dùng văn của bạn làm chúng mềm mại. Tôi hy vọng các bạn không những áp dụng thành công các công thức mà còn biến chúng thành tài sản vô giá của bạn.


Nhanh tay đăng ký ngay khóa học Facebook Online tại học viện MOA. Hiện đang có ưu đãi giảm giá 30% cho tất cả các khóa học tại MOA nhân dịp Tết đến Xuân về. Nhanh tay rước thần tài về với bạn trong Tết nay.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MOA VIỆT NAM

Website: moavn.com
Email: kinhdoanhmoa.vn@gmail.com
Hotline: 0779 499 343
Địa chỉ: 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP HCM



0 nhận xét:

Đăng nhận xét