Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Nghiên cứ từ khóa đơn giản với 5 bước


Từ khóa là gì?  Tại sao lại cần nghiên cứu từ khóa? Nghiên cứu từ khóa phải thực hiện mấy bước và phải thực hiện như thế nào là hiệu quả và đem lại kết quả chính xác.. Bài viết sau, tôi sẽ giúp bạn thoát khỏi những mơ hồ chưa rõ trong việc nghiên cứu từ khóa. Hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức trong quá trình nghiên cứu của mình.



I. Cơ chế hoạt động của Google

Trước khi tìm hiểu về từ khóa và nghiên cứu từ khóa, tôi sẽ giới thiệu sơ về cách hoạt động của Google để xết hạng trang web của bạn. Hiểu về cơ chế hoạt động thì bạn dễ dàng nắm bắt theo nhịp của Google và nghiên cứu chính xác hơn.

Công cụ tìm kiếm Google được tạo ra bởi các thuật toán và hoạt động trên các quy tắc, định hướng thiết lập từ trước. Công cụ tìm kiếm gồm 3 quá trình:

1. Thu thập dữ liệu/thông tin

Trong quá trình này, Google bot hay còn được gọi là Google Spider ( con bọ tìm kiếm, nhện tìm kiếm) sẽ được thả khắp nơi. Chúng len lỏi từng ngóc nghách trên internet và nạp những bài viết mới, trang web mới. Sau đó chúng tiếp tục nạp các trang được liên kết với trang kia và theo dõi tất cả các bài viết, trang web. Mối liên kết cứ tiếp tục cho đến khi Google Spider lập thành cơ sở dữ liệu lên đền hàng tỷ trang. Trong giai đoạn này, nhện tìm kiếm cũng sẽ loại bỏ những trang web không còn tồn tại.

2. Lập cơ sở dữ liệu ( index)

Sau khi “lân la” khắp nơi. Chú nhện sẽ đem về một lượng thông tin khổng lồ. Lúc này, Google Spider sẽ xử lý thông tin, sắp xếp thông tin, xây dựng hệ thống thông tin theo những lĩnh vực cụ thể. Để khi người dùng tìm kiếm, nó có thể cho danh sách liên quan đến người dùng cần
Ví dụ : Khi bạn đánh cụm từ  ‘Tại sao lại có cầu vồng’. Với cụm từ này bạn có thể tìm ra hàng trăm nghìn kết quả liên quan. Đó chính là cơ sở dữ liệu mà Google Spider chạy ra.

3. Chạy kết quả, xếp hạng ( rank) 

Cái click của người đọc, bài viết thân thiện với người đọc, và được nhiều người truy cập là một trong những yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn. Ngoài ra, còn có tới 200 yếu tố khác mà Google dùng để xếp hạng.
Để hiểu hơn về các yếu tố đánh giá bài viết trong SEO, mời bạn tham khảo khóa học Marketing Online tại học viện MOA.
Hiểu về cơ chế Google, tôi nhận ra rằng muốn đưa bài viết hay trang web của mình lên TOP. Thì việc đầu tiên, các công ty phải làm là lựa chọn chính xác từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ của mình

II. Từ khóa là gì

1. Khái niệm về từ khóa

Từ khóa (keyword) là một từ hay cụm từ thể hiện thông tin nhất định nào đó mà người dùng đánh vào mục tìm kiếm của trang công cụ tìm kiếm với nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, trao đổi, mua bán vật phẩm,...

2. Phân loại từ khóa

a. Theo độ dài từ khóa
- Từ khóa ngắn
Là những từ khóa có độ dài ngắn từ khoảng 2 đến 4 từ, ít chi tiết. Có tính chuyển đổi thấp
Ví dụ: MOA, dây chuyền bạc, gấu trúc, trà thảo mộc

Đối với từ khóa ngắn này, mức cạnh tranh cao vì rất nhiều doanh nghiệp chạy từ khóa ngắn và khó SEO lên TOP.
- Từ khóa dài
Hay còn gọi là từ khóa bổ sung cho từ khóa ngắn và thường dài từ 4 từ trở lên. Có tính chuyển đổi cao.
Ví dụ: học viên MOA dạy Marketing Online, cách làm dây chuyền bạc sáng bóng, gấu trúc có ăn thịt, trà thảo mộc mua ở đâu chất lượng.

Có thể thấy cấu trúc từ khóa dài là sự kết hợp: Từ khóa chính + hậu tố phụ

Độ cạnh tranh của từ khóa dài ít hơn so với từ khóa ngắn. Với SEO từ khóa dài có thể lên đến hàng trăm chữ thì việc tìm kiếm của người dùng sẽ được cụ thể hơn. Từ khóa chi tiết nên phạm vi từ khóa bị rút lại nhưng dễ đưa lên TOP hơn, chi phí đầu tư cũng thấp hơn

Ví dụ: Công ty bạn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh. Có thể trước đây, bạn muốn công ty bạn được nằm trong TOP tìm kiếm “dịch vụ giao nhận”  là không hề khó. Tuy nhiên, bây giờ thì khác vì có quá nhiều đối thủ cũng SEO từ khóa “dịch vụ giao nhận”, việc bạn nằm trong TOP là điều không thể. Bạn có thể áp dụng chiến lược từ khóa dài để giảm sự cạnh tranh

b. Theo tính chất từ khóa:
- Từ khóa thương hiệu ( Navigation)
Từ khóa này là dạng từ khóa có chứa tên doanh nghiệp. Đặc biệt dạng từ khóa này dành cho những doanh nghiệp có tiếng, đã có thương hiệu mà người tiêu dùng “nhớ mặt, biết tên”

Ví dụ: Sữa tắm em bé Johnson baby, Salon Tú Hảo, Tiệm nail Daisy

Nhược điểm của từ khóa: sản phẩm của bạn phải được khách hàng nhận biết từ trước và có lượng khách hàng ổn định. Có thể thấy đây là từ khóa mang đậm bản chất doanh nghiệp nhưng lại khó tìm thấy đối với người dùng không biết thương hiệu của bạn.  Từ khóa này chỉ thành công với những thương hiệu quá nổi tiếng.

- Từ khóa thông tin ( Informative)
Từ khóa này khách hàng dùng để thu thập thêm thông tin, thêm kiến thức về một đối tượng bất kì: sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh, nhà cửa, con cái,...

Ví dụ: review khóa học MOA, có nên mua iphone 6 cũ, trẻ sơ sinh nên uống loại sữa nào thì phù hợp.

Nhược điểm của từ khóa: mặc dù từ khóa này được nhiều đối tượng tìm kiếm nhưng phần trăm mua hàng của họ rất thấp. Mục đích chính của người tìm kiếm là lượm nhặt thông tin, khi họ thấy đủ thông tin thì mới quyết định mua sau.
Từ khóa này chỉ thích hợp cho những trang web chia sẻ thông tin.

- Từ khóa thương mại (Transactional)
Là dạng từ khóa miêu tả chính xác sản phẩm, dịch vụ mà người tìm kiếm đang cần. Khách tìm kiếm từ khóa thương mại có nhu cầu mua rất cao.

Ví dụ: Khóa học Marketing Online học viện SEO tại Sài Gòn, mua sách Giết chết con chim nhạn, mua gấu bông tốt nghiệp ở Sài Gòn.

Từ khóa này phù hợp cho những doanh nghiệp mún mua bán sản phẩm, dịch vụ.

III. Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng

Nghiên cứu từ khóa không còn xa lạ gì với SEOer, đây là công việc đòi hỏi sự phân tích và lựa chọn. Đòi hỏi người nghiên cứu phải bỏ ra không ít chất xám và có tầm nhìn xa, sàn lọc những từ khóa đưa bài lên TOP.

Bước nghiên cứu từ khóa là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Bởi vì một khi đã vẽ sai con đường thì làm sao mà đi đến kho báu mà bạn mơ. Việc nghiên cứu từ khóa giúp người doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu người dùng, tìm được những từ khóa SEO phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ngoài ra còn xây dựng cấu trúc, nội dung bài viết, website phù hợp.

Muốn nhà vững thì nền mống phải chắc. Tôi tin rằng nếu bạn có trong tay những từ khóa đã qua nghiên cứu sàn lọc nghiêm túc thì bạn đã có cơ hội chiến thắng 50%

IV. Năm công cụ nghiên cứu từ khóa

Các công cụ nghiên cứu từ khóa không thể thiếu trong công đoạn nghiên cứu từ khóa SEO. Biết cách sử dụng các công cụ nghiên cứu giúp SEOer không những tiết kiệm thời gian nghiên cứu mà còn đem lại kết quả khách quan nhất.

Để có những từ khóa chính xác và sát với nhu cầu của khách hàng, 5 công cụ nghiên cứu sau vô cùng hữu ích và dễ sử dụng

1. Ahrefs 

Trang chủ của Ahrefs là ahrefs.com là công cụ tính phí. Bạn có thể sử dụng miễn phí trong vòng 14 ngày trước khi đồng ý mua công cụ. Công cụ này không chỉ hỗ trợ nghiên cứu từ khòa mà còn đánh giá phân tích SEO, nghiên cứu content…

2. Google Keyword Planner

Đây là công cụ của Google Adwords, và may mắn là công cụ nghiên cứu này miễn phí mà những người làm SEO đều cần vì nó hữu ích mà lại không cần lăn tăn về giá.. Công cụ này sẽ giúp bạn khám phá từ mới, so sánh các xu hướng từ khóa, tạo và chia sẻ kế hoạch của bạn.
Truy cập trang https://ads.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/

3. Keyword tool

Công cụ này có 2 bản: bản miễn phí và bản trả phí. Đây là một trong những công cụ được nhiều SEOer sử dụng. Với phiên bản miễn phí bạn có thể sử dụng mà không cần lập account, độ tin cậy của công cụ này cực kì cao khi nó hoạt động lên đến 99.99% thời gian và nó có thể cho ra 750+ từ khóa dài cho mỗi lĩnh vực khác nhau. Keyword tool không giấu những từ khóa dài có giá trị trong việc nghiên cứu từ khóa cho trang web. Công cụ này thích hợp cho những bạn nghiên cứu từ khóa để viết SEO.

Truy cập trang web: https://keywordtool.io/

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số công cụ phổ biến khác như: Google Suggest, Google Analytics, Alexa.

V. Công đoạn nghiên cứu từ khóa

1. Hiểu về sản phẩm/dịch vụ

Ở bước này, bạn phải bỏ thời gian để
Hiểu rõ về sản phẩm của mình. Biết về nhu cầu, hành vi của người dùng, hiểu tâm lý của họ khi gõ từ khóa thì mới có thể tìm ra những keyword có giá trị.
Mục đích của chiến dịch SEO này là gì? Xác định mục tiêu của bạn ( bán hàng, tăng tương tác, tăng doanh thu,...).

2. Tổng hợp từ khóa

Ở bước này, bạn đặt bản thân mình ở vị trí là một khách hàng, thì bạn sẽ dùng từ ngữ như thế nào để tìm sản phẩm của công ty. Bạn có thể làm cuộc khảo sát lấy ý kiến từ khách hàng để có những kết quả khách quan hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ mà tôi đã giới thiệu ở trên. Thực hiện tìm kiếm từ khóa và xây dựng hệ thống từ khóa thích hợp với sản phẩm, công ty vả mục đích SEO của bạn

3. Tìm đối thủ tương ứng

Sau khi đã sàn lọc từ khóa qua mấy lần. Bạn cằm trong tay một danh sách từ khóa có giá trị nhất. Lúc này, bạn cũng phải “nghía” sang trang web của mấy “anh hàng xóm” có gì khác, có gì giống với bạn hay không.

 Để tìm mấy “anh hàng xóm” không có gì khó. Bạn gõ những từ khóa mà bạn có lên Google, chúng ta sẽ có danh sách các đối thủ đang trên TOP Google. Sau đó, bạn dao một vòng các trang web đó, xem nhà các đối thủ như thế nào: thẻ tiêu đề, Meta Keyword, Anchortext.
Các công cụ nghiên cứu từ khóa là trợ lý vô cùng đắc lực, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu trên để xác định: lượng người tìm kiếm, số người quan tâm, xu hướng phát triển, mực độ cạnh tranh.

4. Phân tích mức độ cạnh tranh và tính hiệu quả của từ khóa

Có một cách tính mức độ cạnh tranh của từ khóa dựa trên chỉ số KEI. Người ta cụ thể hóa độ khó của từ khóa thành con số. Từ đó, có thể so sánh và lựa chọn từ khóa thích hợp.

Công thức tính chỉ số KEI: KEI = SV2/C
Trong đó: KEI (Keyword Effciency Index) -  Chỉ số hiệu quả từ khóa
SV2 ( Search Volume) – lượng tìm kiếm hàng tháng
C ( Competition) – Số lượng website cạnh tranh có chứa từ khóa
Bạn có thể tính SV2 và C trong công cụ Keyword Tool, từ đó lập công thức tính toán tra được con số cụ thể.

5. Quyết định từ khóa cho SEO

Bước cuối cùng, bạn chọn ra từ khóa ưng ý. Có một công thức khá đơn giản và hiệu quả bạn có thể dựa vào đó mà lựa chọn từ khóa cuối.

Công thức KBATL: Keyword, Brand, Adjective, Target Audience, Local

Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung
Keyword – Từ khóa chính sản phẩm: Túi xách
Brand – Thương hiệu sản phẩm : Michael Kors/ Chanel/ Gucci
Adjective – Tình chất: chính hãng/ mới nhất/ bản limited
Target Audience – Đối tượng: bạn gái/ phụ nữ/ con gái
Local – Địa điểm: Đà Lạt/ Nha Trang/ Vũng Tàu

Tóm lại, nghiên cứu từ khóa là một quá trình phân tích tìm hiếu đòi hỏi người nghiên cứu phải bỏ nhiều thời gian và trí óc để thực hiện. Đây là giai đoạn quan trọng vì bước đầu nghiên cứu từ khóa sai có thể dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng.

Hãy nhanh tay đăng kí ngay một khóa học viết content MOA để bạn có thể hiểu hơn về content  

 HỌC VIỆN MOA "HỌC ĐƯỢC, LÀM ĐƯỢC"

THÔNG TIN LIÊN HỆ
Học viện đào tạo marketing online – MOA
“ Học được – làm được”
Hotline: 0913 881 343 – 0903 488 343.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét